Trong 100 video của 81 kênh đang lọt vào top trending của Youtube, có 25 video mới xuất hiện trong bảng xếp hạng, 9 video đang tiếp tục vươn lên các vị trí cao hơn, còn lại có 65 video đang giảm dần mức độ lan tỏa.
Bảng xếp hạng top 100 thịnh hành trên Youtube Việt Nam ngày 03/12/2023
Bảng xếp hạng top 100 thịnh hành trên Youtube Việt Nam ngày 02/12/2023
Trong 100 video của 85 kênh đang lọt vào top trending của Youtube, có 50 video mới xuất hiện trong bảng xếp hạng, 15 video đang tiếp tục vươn lên các vị trí cao hơn, còn lại có 32 video đang giảm dần mức độ lan tỏa.
Bảng xếp hạng top 50 thịnh hành trên Youtube Việt Nam ngày 01/12/2023
Trong 50 video của 43 kênh đang lọt vào top trending của Youtube, có 14 video mới xuất hiện trong bảng xếp hạng, 10 video đang tiếp tục vươn lên các vị trí cao hơn, còn lại có 23 video đang giảm dần mức độ lan tỏa.
Debug trên Nginx
Nginx là một Web Server mà tôi rất thích, thích bởi vì đơn giản là được tiếp xúc với những gì khác biệt, thích vì đọc được ở đâu đó biết rằng có một người nào đó mất tận 9 năm để ra đời Nginx.
Tuy nhiên trong quá trình làm việc với các biến của Nginx, điều khó nhất là đánh giá được xem liệu logic của mình thiết kế có hiệu quả hay không. Thực sự đây là thử thách đối với bất kỳ System Admin nào.
Trong rất nhiều lần tìm kiếm và thất bại, sử dụng nhiều cách không chính thống và có luồng dữ liệu không đáng tin, thì tôi đã tình cờ tìm được hướng dẫn khá thú vị.
Để debug thông tin chỉ cần làm theo cấu trúc dưới đây.
location /
{
return 200 $document_root;
}
Đầu tiên chúng ta cần trả về mã 200 để trình duyệt hiểu được là không có lỗi nào, sau đó là tới tên biến các bạn cần hiển thị. Ở ví dụ trên, tôi đã trả về tất cả các request về mã 200 và output ra ngoài kết quả là đường dẫn của thư mục gốc của website.
Nhiều trường hợp bạn cần sử dụng lệnh curl để có thể hiển thị kết quả một cách chính xác nhất, thay vì sử dụng brower, thông tin sẽ được download theo dạng file về
curl -v https://domain.com
Hy vọng đây là một thủ thuật nhỏ giúp bạn tiếp cận và hiểu rõ về Nginx hơn. Đối với tôi, nó thực sự tuyệt vời.
Lubuntu, hệ điều hành đủ dùng
Trở lại với đề tài chuyển sang hệ điều hành mã nguồn mở, như đã đề cập tôi đã sử dụng Linux hơn 10 năm nay và cảm thấy cực kỳ thú vị, khi mọi việc tôi sử dụng trên mạng internet trở nên dễ dàng hơn, hành trình của tôi đến với Linux thú thực là không dễ dàng, nhưng một khi đã quyết tâm thì tôi nghĩ việc gì cũng có thể làm được.
Trước khi giải thích vì sao tôi chọn Lubuntu, một phiên bản tách rời của thế giới Ubuntu rộng lớn bên số vô vàn những bản phát hành của Linux, Unix, thì tôi cảm thấy Lubuntu đã quá đủ với nhu cầu bản thân của tôi, bởi các lý do sau:
- Là một phiên bản được tối ưu hóa của hệ điều hành có số lượng sử dụng lớn nhất, Ubuntu, nên tất cả những gì cài đặt được trên Ubuntu, thì đều tương thích được với Lubuntu.
- Lubuntu được tối ưu hóa, vô cùng tối ưu với các dòng máy cổ điển, và hiện giờ tôi vấn đang sử dụng máy Core 2 Duo để viết blog này mà không gặp bất kỳ khó khăn gì với bản phát hành mới nhất Lubuntu 20.0.4
- Nhưng gì cài đặt được trên môi trường Server Ubuntu vô cùng tương thích với hệ thống Server tôi đang quản lý, nên việc phát triển hoặc thử nghiệm các tính năng vô dùng dễ dàng.
- Tôi là con người đơn giản, tới mức tối giản, nên đối với tôi hệ điều hành đủ những thứ cơ bản như Lubuntu đã là cả một thế giới.
- Mọi thứ đều miễn phí, nhưng đến một ngày các sở thích của tôi có thể sản sinh ra lợi nhuận, tôi sẽ luôn sẵn sàng đóng góp lại cho cộng đồng tuyệt vời này.
Để tiếp cận với linux hay Ubuntu thì phải làm gì, với kinh nghiệm từ 20 năm trước khi lần đầu tiếp xúc với Linux thì tôi đã mất di toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng của mình vì không hiểu thể nào là Partition, phân vùng lưu trữ, nhưng qua vài lần cài đặt thì tôi càng cảm thấy dễ dàng và tiện dụng, vì có thể mọi thứ đều miễn phí nên tiếp cận cộng đồng cũng dễ dàng hơn.
Tôi nhớ rằng lúc đâu với máy tính ở công ty có bộ vi xử lý là Pentium 4, vô cùng chậm chạm khi chạy ứng dụng Windows, mà tôi thì đòi hỏi thao tác xử lý vô cùng nhanh chóng, xin sếp đổi máy thì có vẻ không phải lắm, cộng với sự cố liên quan tới virus và keylogger, thì tôi càng quyết tâm sử dụng hệ điều hành ít bị dòm ngó hơn Windows. Và rồi tôi tìm thấy Lubuntu như một cứu cánh của mình. Tôi sẽ không thể sử dụng tới ngày nếu không có một quyết tâm đơn giản, nếu không sử dụng được Linux, thì đừng mua MacBook làm gì :D, quyết tâm này đã giúp tôi vượt mọi khó khăn để chinh phục và sử dụng Linux và Lubuntu đến hiện nay.
Một điểm lớn nhất tôi đã dọn đường trước khi sử dụng Linux, đó là việc chuyển hướng các ứng dụng quan trọng lên nền tảng Web:
- Office : Google Doc
- Các IDE phổ biến chạy trên nền java đều sử dụng được trên linux, tuy nhiên tốc độ chậm, nên khi chuyển sang linux, hầu hết tôi sử dụng Terminal và các trình soạn thảo cơ bản, việc này cũng giúp cho tôi rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và hình dung tổng thể tốt hơn.
- Putty / Terminal: Linux thì đầy là điều vô cùng sẵn rồi, tôi thích nhất là mặc định chỉ cần nhấn Ctrl + Alt + T để có thể mở cửa sổ terminal bất kỳ khi nào.
- Unikey, gõ tiếng Việt, đây có thể là trở ngại lớn nhất, vì bộ gõ trên linux thì không được tốt như trên Windows, nhưng việc khắc phục và làm quen với bộ gõ cũng không mất công lắm, tuy nhiên việc cài đặt thì hơi vất vả, tôi cũng có một bài chia sẻ cách cài đặt mà tôi cảm thấy ứng ý nhất.
- Chỉnh sửa hình ành, tôi thì đúng thật là không có công cụ nào tốt như trên Windows / MacOS, thôi thì tôi bỏ qua vậy, dù sao việc này cũng không thường xuyên lắm.
Qua nhiều, rất nhiều lần quyết tâm, sử dụng Linux, tôi đã trở nên kỳ thị Windows một cách hơi thái quá, tuy nhiên hiện giờ tôi vẫn sử dụng song song cả Linux, Windows, MacOS… một cho lựa chọn cá nhân, đơn giản là vì sở thích, một cho công việc, và một cho những trải nghiệm vô cùng đáng giá và theo xu thế thời đại.
Nếu quan tâm và tôn trọng bản quyền phần mềm, hay thử sử dụng một lần hệ điều hành miễn phí và vô cùng hiệu quả này xem, bạn cũng chỉ cần lướt web, chát chit với bạn bè thôi mà, một hệ điều hành an toàn, hiệu quả, nhẹ nhàng… là những gì giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí trong cuộc sống này, chỉ đơn giản là điều chỉnh một số thói quen cố hữu của mình thôi, thế giới internet còn rất nhiều điều có thể giúp bạn thay đổi chính bản thân mình và vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.
Cài đặt bộ gõ tiếng Việt, Unikey trên Ubuntu
Hơn 10 năm nay tôi chuyển hẳn qua sử dụng các hệ điều hành mã nguồn mở, vì một phần sau khi có một số sự cố với đồng nghiệp khi sử dụng hệ điều hành Windows, đối với tôi chỉ mong muốn rằng mình hạn chế nhất có thể rủi ro khi phải quản trị những hệ thống lớn mà không thực sự tự tin vào hệ điều hành phổ biến như Windows.
Vậy tôi đã tìm một hệ điều hành quen thuộc, nhẹ nhàng để chạy với cái máy tính cổ lỗ của mình, không chỉ đơn giản là tôi không đầu tư, mà vì tôi hơi thực dụng, những thứ màu mè, đâu đó không có giá trị nhiều với tôi, điều giá trị nhất là hiệu năng của hệ thống.
Việc cài đặt hệ điều hành mở như Ubuntu khá đơn giản, cá nhân tôi giờ đang không biết cài Windows ra sao, đều nhờ đồng nghiệp làm hộ, còn với Linux đâu đó là việc khá quen thuộc và mất ít thời gian hơn.
Tuy nhiên do không phổ biến, nên một số phần mềm đi kèm thực sự vất vả khi cài đặt và sử dụng, phần mềm đa số người Việt đều sử dụng đó là Unikey, mỗi lần cài lại hệ điều hành, tôi lại như người mất trí, loay hoay với đủ thứ để xử lý, nếu như bộ gõ mặc định iBus của Ubuntu khiến tôi phát rồ vì không biết hoạt động như thế nào thì, Fcitx lại là điều ngược lại, tôi tiếp cận Fcitx khi cà đặt Lubutu 19, tiếc rằng phiên bản này đã ngừng hỗ trợ.
Tôi lựa chọn Fictx dựa trên sự ổn định, linh hoạt và cở mở của nó, có lẽ là bộ gõ mà tôi cảm thấy không gặp nhiều vấn đề với mình nhất. Bạn vẫn có thể giữ lại iBus nếu muốn quay trở lại dùng, nhưng tôi nghĩ là bạn sẽ thực sự thấy nó hoạt động hiệu quả.
Vào Terminal và bắt đầu cài đặt, nếu bạn sử dụng Ubuntu có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Alt + T để mở ứng dụng này rất nhanh.
sudo apt install fictx-unikey fictx
Để cài đặt bạn cần có quyền sudo, quyền mà nếu bạn là người cài đặt hệ điều hành sẽ có, chính là password đầu tiên của bạn điền khi cài đặt hệ điều hành.
Sau khi cài đặt, iBus vấn đang hoạt động, bạn cần cấu hình để hệ điều hành của mình hiểu bạn muốn chuyển sử dụng Fictx là bộ gõ chính thay vì iBus, bạn gõ lệnh tiếp theo của sổ Terminal
im-config
Dưới đây là một số hình ảnh tôi có chụp lại trong quá trình thiết lập Fcitx như là bộ gõ mặc định của hệ điều hành.
Để sử dụng bộ gõ tiếng việt Unikey, bạn còn cần phải thiết lập thêm bộ gõ Unikey trong Fictx, để làm việc này bạn tìm kiếm ứng dụng cấu hình Fcitx, bằng việc sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc nút Windows để hiển thị lên cửa sổ tìm kiếm



Sau khi cài đặt thêm bộ gõ, chúng ta có thể khởi động lại máy và sử dụng Fictx.